Cách chống thấm trần nhà và mái nhà đúng cách, chuyên nghiệp

Rate this post

Trần nhà, mái nhà bị thấm dột đã một nỗi phiền muộn của nhiều gia đình hiện nay. Khi nhà bị thấm dột sẽ làm cho không gian nhà bị bí bách, ẩm mốc, làm không khí trong nhà bị ảnh hưởng. Lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra tình trạng thấm dột trần nhà và mái nhà làm công trình bị hao mòn, xuống cấp. Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của cả công trình. Bạn cần tìm cách chống thấm trần nhà và mái nhà nhanh chóng để hạn chế làm ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ công trình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chống thấm trần nhà và mái nhà hiệu quả nhất. Hãy tham khảo để biết cách áp dụng phù hợp cho công trình của mình nhé.

Nguyên nhân làm trần nhà và mái nhà bị thấm dột

Chất lượng thi công công trình không được đảm bảo, không đúng kỹ thuật

– Quá trình thi công ẩu, không đảm bảo chất lượng, không đúng kỹ thuật, kết cấu thép bị lún, kết cấu bê tông không được đảm bảo, không đạt yêu cầu. Làm nước thấm dột vào nhà

– Thấm dột từ những vị trí khe nối trần cũ với trần đổ mới

Do công trình đã xây dựng được nhiều năm

– Những ngôi nhà cũ, được đưa vào sử dụng đã lâu có thể sẽ bị xuống cấp và xuất hiện tình trạng nứt trần nhà. Lúc này nước mưa sẽ thấm qua những vết nứt và thấm xuống bên dưới làm ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà. Khi xuất hiện những tình trạng này bạn cần tìm cách chống thấm trần nhà và mái nhà nhanh chóng để hạn chế ảnh hưởng đến không gian ngôi nhà

Cách chống thấm trần nhà và mái nhà hiệu quả nhất 

Cách chống thấm trần nhà và mái nhà đúng cách, chuyên nghiệp

Cách chống thấm trần nhà và mái nhà đúng cách, chuyên nghiệp

Dưới đây là những cách chống thấm trần nhà và mái nhà được nhiều công trình áp dụng nhất

Chống thấm trần nhà và mái nhà bằng keo chống thấm chuyên dụng

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị vật liệu để thi công: Bạn hãy sử dụng loại keo PU trương nở thường được sử dụng để chống thấm trần nhà và mái nhà bị nứt
  • Phụ gia chống thấm: Trộn Sika Latex với vữa bê tông để làm lớp phủ cho bề mặt
  • Chuẩn bị các loại thiết bị, máy móc: Chuẩn bị máy bơm keo, một số loại thiết bị cần thiết
  • Một số loại hóa chất chống thấm có gốc xi măng, có tính đàn hồi và khả năng thẩm thấu vượt trội

Thi công chống thấm trần nhà và mái nhà

  • Xác định và khoanh vùng vị trí cần chống thấm
  • Nếu có các vết nứt nhỏ thì dùng vữa trám lại. Với các vết nứt lớn thì đục một rãnh rộng và sâu khoảng 2 – 3cm 
  • Vệ sinh sạch các rãnh đã đục, vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công chống thấm. Sau đó đợi cho bề mặt khô rồi thi công bước tiếp theo
  • Gắn kim bơm keo vào những vị trí trần nhà, mái nhà bị nứt
  • Bơm keo vào những vị trí bạn đã ghim kim
  • Dùng vữa chống thấm để trám kín những vị trí đã đục ở trên
  • Quét lớp phụ gia chống thấm lên bề mặt. Chờ cho bề mặt khô hẳn thì quét tiếp hóa chất chống thấm lên. Hóa chất chống thấm cần quét ít nhất là 2 lớp để tăng hiệu quả chống thấm hơn

Cách chống thấm trần nhà và mái nhà bằng nhựa đường

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị vật liệu để phục vụ quá trình chống thấm: màng dán nhựa đường gốc bitum chống thấm
  • Phụ gia chống thấm Asphalt primer.
  • Thiết bị, máy móc hỗ trợ thi công: cây lăn, đèn khò, bay trát,…
  • Vữa xi măng có độ đàn hồi
  • Gạch ốp trần chống nóng

Thi công

  • Trước tiên bạn cần vệ sinh sạch toàn bộ bề mặt trần nhà 
  • Quét lên bề mặt trần nhà đã được xử lý một lớp lót phụ gia chống thấm Asphalt primer 
  • Sử dụng đèn khò để khò nóng màng bitum để lớp nhựa đường được chảy ra. Trải màng lên bề mặt trần nhà, mái nhà cần chống thấm. Rồi sử dụng con lăn để cán phẳng bề mặt. Sử dụng bay trát để miết chặt các mép, phần rìa màng để đảm bảo nhựa đường bám chặt vào trần nhà
  • Sau quá trình thi công chống thấm xong bạn hãy ngâm thử nước để kiểm tra khả năng chống thấm của màng 
  • Nếu bề mặt đã ổn định, đã đạt chất lượng chống thấm yêu cầu thì bạn hãy quét vữa xi măng lên bề mặt theo độ dày từ 2 – 3cm. Việc này đẻ bảo vệ lớp màng bên dưới tốt hơn. Lưu ý khi cán vữa cần tạo độ dốc nhất định để giúp nước thoát nhanh hơn
  • Hoàn thiện quá trình thi công chống thấm trần nhà và mái nhà bằng nhựa đường dạng màng thì ốp lát gạch lên để chống nóng

Chống thấm bằng miếng dán chống thấm

Chuẩn bị

  • Cần chuẩn bị, xử lý bề mặt thật kỹ. Đảm bảo bề mặt bê tông đặc chắc. Sạch mọi vết bẩn, bụi bám, rong rêu, tạp chất và đảm bảo bề mặt phải thật khô ráo
  • Sử dụng máy mài để mài sạch, phẳng bề mặt
  • Đối với bề mặt trần nhà bê tông bị lỗ rỗ. Sử dụng lớp lót bitumen phủ lên bề mặt và đợi ít nhất 1 giờ để bề mặt khô rồi mới thực hiện bước tiếp theo
  • Nhiệt độ môi trường khi thi công cần đảm bảo thấp nhất là 5 độ C, cao nhất là 40 độ C
  • Nếu thi công chống thấm trần nhà và mái nhà bằng miếng dán trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 10 độ C. Bạn cần sử dụng đèn khò để làm nóng bề mặt trước và trong quá trình thi công

Cách chống thấm trần nhà bằng miếng dán chống thấm

  • Cắt miếng dán chống thấm đúng theo kích thước của những vị trí cần chống thấm
  • Tháo lớp bảo vệ của miếng dán ra rồi dán lên bề mặt cần chống thấm. Sử dụng con lăn miết mạnh lên bề mặt để làm miếng dán bám chặt hơn lên bề mặt
  • Những mối nối của miếng dán cần phải xếp chồng nhau tối thiểu là 5cm
  • Bạn có thể sử dụng máy sấy thổi hơi nóng lên miếng dán chống thấm để giúp gia tăng độ bám dính của miếng dán lên bề mặt hơn

Chống thấm bằng sơn chống thấm

Các loại sơn chống thấm về bản chất thì là những loại sơn phủ lên bề mặt, tạo thành lớp màng mỏng có khả năng chống nước hiệu quả. Ngoài ra sơn chống thấm còn giúp mang lại giá trị thẩm mỹ hơn cho không gian

Chuẩn bị

  • Loại bỏ hết lớp sơn cũ, dầu mỡ, bụi bẩn, rong rêu, những lớp vữa thừa trên bề mặt. Nếu chống thấm cho trần nhà mới bạn cần để bề mặt vữa xi măng ổn định ít nhất là 21 ngày rồi mới thi công chống thấm trần nhà
  • Sơn chống thấm 

Thi công

  • Sử dụng vữa chống thấm trám bít những vết nứt có trên bề mặt
  • Quét lên bề mặt một lớp sơn lót kháng kiềm. Việc này sẽ giúp sơn chống thấm bám tốt hơn lên bề mặt
  • Đợi cho lớp lót khô thì quét từ 2 – 3 lớp sơn chống thấm lên trần nhà
  • Khi bề mặt khô hoàn toàn thì ngâm thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm trong 24 giờ

Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách chống thấm trần nhà và mái nhà bằng những phương pháp hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong công tác chống thấm. Để có thể tự áp dụng vào nhà mình thành công, hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.

Bài Viết Liên Quan

Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Hà Nội giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Hà Nội【Ưu đãi giảm 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Hà Nội của Huy...
Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Vũng Tàu giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Vũng Tàu【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Vũng Tàu của Huy...
Báo giá chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa【Ưu đãi 10%】 Báo giá chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa của...
Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Bình Phước giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Bình Phước【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Bình Phước của Huy...