Phương pháp và cách chống thấm tường cũ và tường mới xây hiệu quả

Rate this post

Khi có mưa đến, những ngôi nhà đã xây dựng lâu năm thường có nguy cơ bị thấm dột rất cao. Đặc biệt là tường nhà. Bởi khu vực này là bộ phận bảo vệ ngôi nhà, phải tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nắng, sự thay đổi của nhiệt độ. Nên lâu ngày bề mặt tường nhà sẽ bị xuống cấp, mỗi khi có mưa lớn sẽ làm nước thấm vào tường gây ẩm thấp cho nhà. Nếu không có phương pháp và cách chống thấm tường nhanh chóng thì sẽ làm tường bị bong tróc, ẩm mốc. Vừa làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà, vừa gây ảnh hưởng đến mỹ quan của toàn bộ ngôi nhà

Phương pháp và cách chống thấm tường nào là hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách chống thấm tường dưới bài viết này nhé

Vì sao cần thực hiện chống thấm cho tường nhà?

– Ngôi nhà của bạn đã xây dựng được lâu năm, xuất hiện tình trạng ẩm mốc, thấm dột, tường bị loang lổ, bong tróc,… làm mất thẩm mỹ toàn bộ ngôi nhà và ảnh hưởng sức khỏe của các thành viên trong gia đình

– Áp dụng các phương pháp và cách chống thấm tường cho ngôi nhà của mình kịp thời là việc bảo vệ ngôi nhà tốt nhất có thể. Giúp cho ngôi nhà hạn chế tối đa tình trạng thấm nước 

– Chúng tôi sẽ hướng dẫn một số phương pháp và cách chống thấm tường ở nội dung dưới đây. Các bạn hãy tham khảo, thực hiện theo để đảm bảo ngôi nhà của bạn được bảo vệ toàn diện. Không bị thấm dột khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột. Ngăn chặn tối đa hiện tượng nước thấm dột vào nhà 

– Chống thấm tường hiện nay được chia ra làm 2 phương pháp cơ bản là chống thấm cho tường nhà đã xây dựng lâu năm và chống thấm cho tường nhà mới. Mỗi hạng mục sẽ có quy trình thi công chống thấm tường khác nhau. Cụ thể từng quy trình sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết dưới đây.

Phương pháp và cách chống thấm tường

Phương pháp và cách chống thấm tường cũ và tường mới xây hiệu quả

Phương pháp và cách chống thấm tường cũ và tường mới xây hiệu quả

Cách chống thấm cho tường nhà đã xây dựng lâu năm

– Cách chống thấm cho tường nhà cũ cần đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm. Vì tường nhà cũ xây dựng lâu năm đã bị xuống cấp, bám nhiều bụi bẩn, mất thẩm mỹ. Trước tiên bạn cần cạo sạch hết những lớp sơn cũ bị bong tróc, thấm loang lổ, nấm mốc trên tường. Bạn hãy sử dụng bàn chải để chà sạch bề mặt. Rồi rửa lại bằng hóa chất tẩy rửa chuyên dùng cho tường. Để nhằm loại bỏ hết rêu mốc, bụi bẩn, tạp chất bám trên tường

– Tiếp theo thì sử dụng hồ vữa xi măng trộn cát để trám lại những vết nứt, lỗ hổng ở trên bề mặt tường. Bạn cần phải đảm bảo bề mặt tường cần chống thấm phải sạch sẽ, bằng phẳng, có độ ẩm vừa đủ

– Khi đã chuẩn bị xong bề mặt tường thì sử dụng các loại vật liệu chống thấm chuyên dụng như: Sikatop Seal 107, AC02, ICI Weathershield, Kova CT11A,… quét lên bề mặt tường chuẩn bị chống thấm

– Để mang lại hiệu quả tối đa bạn nên quét ít nhất 2 lớp vật liệu chống thấm. Mỗi lớp cần cách nhau ít nhất là 2 – 3 giờ. Đảm bảo lớp trước có thời gian khô rồi mới thực hiện lớp tiếp

– Sau khi bề mặt vừa thi công chống thấm khô thì bả matit và lăn sơn lên tường để hoàn thiện bề mặt

Cách chống thấm tường nhà mới

Nguyên nhân tường nhà mới bị thấm

– Phương pháp và cách chống thấm tường nhà mới xây sẽ khác với cách chống thấm cho tường nhà cũ. Tình trạng thấm dột của tường này chủ yếu là do lớp vữa trát co lại. Sẽ tạo thành những vết nứt chân chim trên bề mặt. Ngoài ra thi công công trình sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng. Hoặc sơn tường chất lượng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây thấm tường 

– Còn một nguyên nhân nữa làm cho tường nhà mới bị thấm đó là xảy ra hiện tượng dịch chuyển, sụt lún nền móng. Sẽ tạo ra những vết nứt giữa tường với dầm hay với cột nhà. Để khắc phục hiện tượng này bạn cần xây trát tường lại cho chắc chắn, đảm bảo ổn định

Cách khắc phục

– Bạn cần trộn xi măng vào cát theo tỉ lệ 7:1 sẽ tạo ra vữa mác 50. Hoặc để tạo ra vữa mác 75 thì trộn theo tỉ lệ 5:1. Hạn chế sử dụng vữa vôi để trát tường. Vì khả năng kết dính của vữa vôi kém. Hơn nữa loại vữa này còn là nguyên nhân làm cho mạch tường dễ bị ẩm, bề mặt lâu khô

– Quá trình xây dựng ẩu sẽ làm cho nước dễ ngấm vào tường. Làm tường bị ẩm, mốc. Khi xây dựng bạn cũng nên yêu cầu thợ xây khoan cắm râu sắt vào cột nhà để tăng khả năng liên kết

– Tại vị trí chân tường bạn hãy tưới hồ dầu xi măng giúp loại bỏ những nguy cơ làm vỡ, nứt tường

– Trát vữa mác 75 lên tường. Trước khi trát vữa cần làm ẩm bề mặt tường với độ ẩm vừa đủ

– Tại những vị trí như khe hở vì lắp đặt đường ống, những rãnh lõm, hàng gạch đặt ngang, lỗ gạch rỗng. Bạn cần thực hiện cẩn thận. Những vị trí này nên trát vữa mác 50

– Sau khi trát 24 giờ thì thực hiện phun ẩm cho bề mặt tường. Tránh để lâu sẽ gây nứt, rạn bề mặt. Bạn cần lưu ý sau khi trát xong không nên sơn tường ngay mà để cho bề mặt khô khoảng từ 20 – 30 ngày. Trước khi tiến hành sơn tường bạn cần lạch sạch bề mặt. Loại bỏ hết mọi bụi bẩn, tạp chất để lớp sơn bám dính trên bề mặt chặt hơn

Trên đây là một số phương pháp và cách chống thấm tường cũ và tường nhà mới chúng tôi chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn

Bài Viết Liên Quan

Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Hà Nội giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Hà Nội【Ưu đãi giảm 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Hà Nội của Huy...
Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Vũng Tàu giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Vũng Tàu【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Vũng Tàu của Huy...
Báo giá chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa【Ưu đãi 10%】 Báo giá chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Tp Bà Rịa của...
Báo giá dịch vụ thợ chống thấm chống dột tại Bình Phước giá rẻ Báo giá chống thấm chống dột tại Bình Phước【Ưu đãi 10%】
Mục Lục1 Bảng báo giá dịch vụ thợ thi công chống thấm chống dột tại Bình Phước của Huy...